5 Khó khăn cần vượt qua khi học đàn piano ở người lớn

Ngoài những giờ dạy đàn piano cho các em tại các lớp nhạc ở trường, mình mở thêm lớp dạy đàn tại nhà. Học viên lớp mình ngoài các em nhỏ,đối tượng là các bạn trẻ, sinh viên, người đi làm tham gia lớp học cũng có. Và mình nhận thấy học đàn piano ở người lớn so với trẻ nhỏ thì việc ý thức được việc rèn luyện và khả năng hiểu bài cao hơn. Tuy nhiên học đàn piano ở người lớn cũng gặp kha khá chướng ngại vật cần vượt qua.

Dưới đây mình xin tổng hợp 5 khó khăn thường gặp và cần vượt qua khi học đàn piano ở người lớn mà bản thân mình quan sát được trong thời gian đi dạy và kinh nghiệm ở bản thân. Mong những bạn đang có ý định học đàn và đang học đàn hiểu được và xác định mục tiêu đi lâu dài với đàn piano.

nhung-kho-khan-khi-hoc-dan-piano-o-nguoi-lon

1. Không biết bản thân muốn gì?

Một điều mà mình hay hỏi khi có học viên đăng ký học đàn là ” Mục tiêu học đàn piano của anh/chị là gì?”. Đa phần sẽ trả lời như muốn học thêm để biết, học để đánh được bài hát mà họ yêu thích, học để thi vào trường năng khiếu, làm màu trước bạn gái, ….

Khi được hỏi “Mục tiêu của bạn trong 6 tháng tới là gì” thì đa phần không ai trả lời được hoặc trả lời quá chung chung.

Việc đặt mục tiêu rõ ràng càng cụ thể thực sự rất quan trọng. Bởi vì khi biết đích đến của bạn là gì bạn mới có kế hoạch, những cam kết và giành nhiều thời gian cho nó được. Ngoài ra trong quá trình học bạn có thể đo được hiệu quả học tập của bản thân, đưa ra những thay đổi khi cần thiết.

Đặt mục tiêu chung chung sẽ chỉ khiến bạn đi vòng vòng, thấy cái nào hay là muốn học mà không suy xét xem nó có thật sự cần thiết.

Vậy nên khi học đàn hay bất kỳ kỹ năng nào hãy đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng để bạn có thể đi đúng hướng, tiến bộ nhanh nhất có thể.

2. Nhụt ý chí sau một thời gian học 

Khi bắt đầu học một cái gì mới (học đàn piano, vẽ hay võ thuật chẳng hạn) thì thường đa số người học sẽ có cảm giác hào hứng, phấn khởi, nghiêm chỉnh học tập. Tuy nhiên, theo thời gian tinh thần hào hứng đó sẽ phai dần và rồi những học viên đó sẽ thiếu kỷ luật, không còn mặn mà với học đàn, cuối cùng là từ bỏ.

Đây có thể coi là quy luật tự nhiên khi mà chỉ có người kiên trì và tiếp tục con đường dù nó chả vui vẻ gì. Người yếu đuối hơn thì rơi rớt lại.

Nhiều học viên của tôi thường bịa ra lý do rằng họ không tìm thấy đam mê trong việc học đàn. Theo tôi đó có thể là một nguyên nhân, nhưng nếu bạn không bắt tay vào làm nhiều thì làm sao tìm thấy đam mê được đúng không.

Vậy nên trước khi học đàn hay bất cứ thứ gì, hãy cam kết đi đến cùng (ở đây tôi không nói phải lên chuyên nghiệp). Vì làm điều gì dở dang cũng sẽ khiến bạn mất thời gian và công sức mà không mang lại một chút kết quả nào.

3. Gặp khó khăn trong quá trình luyện ngón

Luyện ngón là bài tập học từ khi mới bắt đầu cho đến khi thành thạo.Ở các học viên tôi nhận thấy rằng việc luyện ngón ở các em nhỏ sẽ dễ dàng hơn ở đối tượng học viên là người lớn.

Đó điều khó khăn thử thách lòng kiên nhẫn của học viên. Thử tưởng tượng khi đánh đàn cần đôi tay mềm mại và linh hoạt,  nhưng các ngón tay của bạn không nghe lời, cứng nhắc cũng như phạm phải những lỗi ngớ ngẩn. Kết hợp với tâm lý mong muốn có kết quả thực sự khiến cho ít nhiều học viên bựa tức với bản thân chính họ.

Điều duy nhất bản thân tôi có thể khuyên đó là hãy tập từ từ những bài tập nhỏ, thành thạo cái nhỏ trước, nhiều cái nhỏ mới làm được cái lớn. Nóng vội chỉ khiến bạn nhụt chí mà thôi.

Nhớ ngày xưa bản thân tôi cũng phải ngày ngày ngồi luyện đánh đàn, nhiều khi cảm thấy bất lực, tức giận với bản thân, buồn tới phát khóc. Đó là khó khăn mà ai cũng phải trải qua. Thành thạo một cái gì đó là một mục tiêu dài hạn, hãy chia nhỏ để bản thân cảm thấy sự tiến bộ và có thêm ít động lực đi tiếp.

4. Lười biếng, thiếu tập trung, kỷ luật trong luyện đàn

Điều bản thân mình thấy sự lười biếng, thiếu kỷ luật do sự ỷ lại, nuông chiều bản thân quá mức, nghĩ bản thân đã giỏi nên không chịu phát triển nữa. Và với sự phát triển của các mạng xã hội mà ngày càng nhiều thứ hấp dẫn chúng ta hơn là tập trung ngồi tập.

Ông bà ta hay nói “Vượt sướng khó hơn vượt khổ” là vậy.

Để việc học đàn không bị sao nhãng, giờ nào hãy ra việc đó. Cất hết điện thoại, thiết bị điện tử thông minh mỗi khi tập luyện.Cam kết với bản thân tập luyện theo lịch trình đã định sẵn.

#5.  Việc hạn chế về thời gian học và tập luyện

Người lớn chúng ta có nhiều thứ phải lo, từ việc lập gia đình, chăm sóc cho bản thân, công việc, bệnh tật,… Vậy nên khi người lớn học đàn sẽ bị hạn chế về thời gian và tập luyện. Nhiều học viên của tôi nói rằng bản thân thực sự rất muốn học và tập luyện đều đặn nhưng không có nhiều thời gian để làm.

Với tôi, tôi vẫn luôn tin câu: “Khi bạn muốn làm thì tìm cách, khi không muốn thì tìm lý do”, thực sự thiếu thời gian chỉ là một lý do (mặc dù nó đúng). Khi bạn muốn làm gì thì sẽ tìm cách để được hiện được nó. Vậy nên hãy tự sắp xếp thời gian của bản thân giành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để có thể học và tập đàn.

Lấy tiểu tích đại, siêng năng, cần cù mỗi ngày rồi một ngày nào đó bạn sẽ đi đến đích mà mình đã chọn.

Kết luận

Trên là 5 khó khăn mà bất kỳ người lớn nào học đàn piano đều gặp và phải vượt qua. Bản thân tôi cũng đã từng gặp những khó khăn đó và vượt qua dù nhiều khi muốn bỏ cuộc. Nên tôi tin bạn có thể làm được.

Tôi chúc bạn, những người mới bắt đầu với học đàn piano hay bất kỳ nhạc cụ nào sẽ đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hãy suy nghĩ thật kỹ nên hay không nên tiếp tục học để không lãng phí thời gian của bản thân.

Nếu bạn đang là người mới học đàn piano chưa biết mua cây đàn nào hãy liên hệ cửa hàng nhạc cụ Ceci Music nhé. Chúng tôi sẽ tìm cho bạn một cây ưng ý với giá thành hợp lý nhất.

Cửa hàng Nhạc cụ Ceci Music

185/28 đường 3/2, P.11, Q.10, TPHCM

Hotline: 0901640038

nhung-kho-khan-khi-hoc-dan-piano-o-nguoi-lon

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


.
.
.
.